Hệ thống đang xây dựng


Đăng nhập
1.  Cách dùng chỉ nha khoa ?
 

- Dùng 1 đoạn chỉ khoảng 40cm,quấn quanh 2 ngón tay giữa. Dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ cho đoạn chỉ, chừa 1 đoạn khoảng 3cm.

- Đưa qua lại nhẹ nhàng để len sợi chỉ vào giữa kẽ răng,uốn cong sợi chỉ ôm quanh răng, sau đó đưa lên xuống nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám giữa các răng và khe nướu (lợi).

- Lập lại động tác cho các kẽ răng kế cận. Hãy dùng 1 đoạn chỉ mới cho mỗi răng, nếu kẽ răng quá khít bạn có thể dùng loại chỉ có sáp (waxed) thì thực hiện sẽ dễ dàng hơn.

 

2.  Chải răng bằng bàn chải đúng cách?
 

- Đặt bàn chải nghiêng 45° sao cho lông bàn chải hướng về phía nướu lợi. Chải mặt ngoài của răng bằng động tác rung nhẹ và di chuyển theo hướng từ phần đỏ(nướu-lợi) đến phần trắng(răng).

- Tiếp tục chải mặt trong bằng động tác tương tự.

- Kế đến làm sạch mặt nhai của răng bằng động tác chải tới lui nhẹ nhàng.

 

3.  Hơi thở hôi?
 

Hơi thở hôi thường do vi khuẩn và thức ăn còn sót lại trong miệng lên men sinh ra mùi hôi.

 

4.  Viêm nướu (lợi)?
 

Mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân gây ra viêm nướu(lợi). Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội và Tp.HCM tỉ lệ bệnh viêm quanh răng (nha chu viêm) lên đến 96,70% dân số. Triệu chứng thường gặp của viêm nướu(lợi) là nướu(lợi) đỏ, sưng, dễ chảy máu.

 

5.  Vôi răng (cao răng là gì)?
 

Mảng bám răng nếu không được lấy đi thì nó sẽ bị khoáng hóa gọi là vôi răng. Để loại vôi răng, nha sĩ sẽ dùng những dụng cụ đặc biệt để tránh làm tổn thương răng và nướu(lợi).

 

6.  Mảng bám là gì ?
 

Mảng bám răng hay mảng bám vi khuẩn là màng phim mỏng không thấy được, dính trên bề mặt răng hay niêm mạc(lưỡi,má,…) mảng bám được tạo ra liên tục bởi mảnh thức ăn, nước bọt và vi khuẩn. Những vi khuẩn này tạo ra các axit và các chất gây hại cho răng và nướu(lợi), làm răng bị sâu và nướu(lợi) trở nên nhạy cảm, sưng và dễ bị chảy máu.

 

7.  Các bước vệ sinh răng miệng là gì?
 

Các nghiên cứu cho thấy bệnh về răng và nướu(lợi). Chủ yếu là do mảng bám vi khuẩn gây ra. Theo thống kê của viện RHM Việt Nam, những bệnh liên quan đến răng và nướu(lợi)  ảnh hưởng đến 90% dân số Việt Nam. Vậy làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát tốt mảng bám răng, nghĩa là loại chúng đi 1 cách hiệu quả?

Dưới đây là 4 bước cơ bản mà bạn nên áp dụng để việc chăm sóc răng miệng được tốt hơn, giúp răng và nướu(lợi) luôn khỏe mạnh.

Bước 1: Chải răng bằng bàn chải.

             Đánh răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ.tốt nhất là có kem đánh răng có fluor,và thay bàn chải 3 tháng 1 lần. Ngoài ra, bạn có thể dùng bàn chải chải nhẹ lên lưỡi để làm sạch lưỡi.

Bước 2: Dùng chỉ nha khoa. 

            Bàn chải không thể làm sạch thức ăn và mảng bám ở các kẻ răng vì vậy bạn nên dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng để làm sach các kẽ răng .

Bước 3: Súc miệng với Listerine.

Súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn Listerine để tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng. Là 1 dung dịch có hoạt chất diệt khuẩn mạnh. Listerine giúp giảm và ngăn ngừa mảng bám ở những khe nhỏ và hốc sâu mà bàn chải và chỉ nha khoa không tới được.

Bước 4: Khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng, giúp duy trì răng và nướu(lợi) của bạn luôn khỏe mạnh.

 

8.  Việc điều trị có đau không?
 

Thông thường bạn sẽ bị đau hoặc ê nhẹ trong vài ngày sau khi bắt đầu giai đoạn mới. Điều này là bình thường. đó là dấu hiệu cho thấy các khay Invisalign có tác dụng, tiếp tục di chuyển răng của bạn tới điểm dừng cuối cùng. Sự đau đớn này sẽ dần dần biết mất sau vài cho tới khi bạn thay khay mới.

 

9.  Mang khay Invisalign có ảnh hưởng gì đến việc phát âm, nói chuyện?
 

Giống như tất cả các điều trị chỉnh nha, khay có thể tạm thời ảnh hưởng đến giọng nói, và giọng nói của bạn có thể mất tự nhiên khoảng 1, 2 ngày. Tuy nhiên, khi lưỡi của bạn đã quen với việc mang khay trong miệng, thì giọng nói của bạn sẽ tự nhiên trở lại.

 

10.  Bao lâu tôi phải đến găp nha sĩ chỉnh nha?.
 

Nha sĩ của bạn sẽ lên kế hoạch cho những lần hẹn thường kỳ,thong thường khoảng 1 tháng 1 lần. đây là cách duy nhất nha sĩ của bạn có thể chắc chắn rằng việc điều trị đang tiến hành đúng kế hoạch.

 

11.  Có bất kỳ sự giới hạn nào khi ăn hay uống trong thời gian điều trị với Invisalign?
 

Nói chung là không. Không giống với chỉnh nha truyền thống,bạn có thể ăn,uống bất cứ thứ gì bạn muốn,vì khi bạn tháo khay ra khi ăn, do đó không cần ăn kiêng những thức ăn yêu thích của bạn,trừ khi có sự hướng dẫn khác của  nha sĩ.

 

12.  Tôi phải mang khay Invisalign thường xuyên không?
 

Invisalign chỉ có tác dụng khi bạn mang khay. Chúng tôi khuyên bạn nên mang khay thường xuyên, cả đêm lẫn ngày trừ khi ăn chải răng và vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa,hoặc theo hướng dẫn của nha sĩ của bạn

 

13.  Điều trị với Invisalign mất bao lâu và chi phí là bao nhiêu?
 

Thời gian và chi phí điều trị tùy vào độ khó của từng hàm răng cần điều trị và từ đó sẽ quyết định số lượng khay cần thiết.cứ cách 2 tuần sẽ thay khay một lần. vì vậy,nói chung sẽ có khoảng nhiều nhất là 48 khay trong loat khay điều trị, hoặc ít nhất là 12 khay. Chỉ có nha sĩ của bạn có thể quyết định thời gian bạn cần điều trị

 

14.  Chỉnh răng thế hệ mới không cần đeo mác cài (INVISALIGN)
 

- Trên thực tế ít có hàm răng thẳng đẹp tự nhiên.Và từ trước đến nay khi muốn chỉnh răng ai cũng phải mang mắc cài.

- Nhưng hiện nay, (Invisalign) là một phương pháp chỉnh răng mới đã ra đời, đem lại them một sự lựa chọn cho những ai cần chỉnh răng mà không muốn gắn vào răng những mắc cài lộ liễu.

- Invisalign sử dụng một loại khay ma khi đeo vào hầu như không ai phát hiện ra được bạn đang chỉnh răng dù họ dang đứng rất gần bạn.

- Mang khay Invisalign rất thoải mái, bạn có thể tháo ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng bằng bàn chải hay dùng chỉ nha khoa.Bạn vẫn có thể thưởng thức những món ăn ưa thích vẫn có thể cười tươi mà không hề e ngaị như đeo mắc cài và dây cột.

- Sau khi thăm khám nha sĩ sẽ quyết định Invisalign có phù hợp với bạn hay không.nha sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và lấy dấu hàm răng bạn để gửi đến hãng Invisalign.

Invisalign sử dụng công nghệ 3D được vi tính hóa tiên tiến nhất hiện nay để làm ra những bộ khay thích hợp nhất với bạn dựa vào những chỉ dẫn ma nha sĩ của bạn đề ra

- Sau đó bạn sẽ mang khay này. Cách 2 tuần bạn sẽ bạn sẽ thay khay mới, răng bạn sẽ được dịch chuyển dần dần từng milimét một,từ tuần này sang tuần kia,cho đến khi đạt được kết quả như đã dự định.

- Nói chung, bạn không phải gặp nha sĩ nhiều như đeo mắc cài. Thời gian điều trị thì cũng tương tự như thời gian điều trị bằng mắc cài.

Hãy đền gặp Bác Sĩ nha sĩ chỉnh nha đã được huấn luyện về Invisalign để được tư vấn điều trị.

 Chỉ có nha sĩ được chứng nhận là đã được huấn luyện mới có thể sử dụng Invisalign để điều trị.nha sĩ đó sẽ quyết định Invisalign có phù hợp với bạn hay không.

Kết quả được chứng minh đằng sau nụ cười rạng rỡ

Trong nghiên cứu lâm sang cũng như thực hành chỉnh nha toàn cầu, Invisalign đã được chứng minh tính hiệu quả trong chỉnh răng. Và với hơn một nửa nha sĩ mỹ đã được huấn luyện để điều trị cho bệnh nhân bằng  Invisalign, đảm bảo bạn có thể tìm cho mình một bác sĩ phù hợp.

 

15.  Khám răng định kỳ: Thông thường bao lâu? Mục đích là gì?
 

Thông thường bạn nên khám răng định kỳ: 6 tháng một lần

Bác sĩ sẽ khám và phát hiện các dấu bệnh lý:

   + Răng: nứt, gãy, sâu răng - miếng trám cũ vỡ, hay hở?

   + Nướu: viêm nướu, túi nha chu, abcess nướu…

   + Xoang miệng: (môi, má, lưỡi, họng…) có dấu hiệu nhiễm trùng? , nhiễm vi rút? Hội chứng suy giảm miễn dịch? Ung thư?...

Trong lần khám định kỳ: Bác sỹ sẽ lấy cao răng + đánh bóng  răng

   + Lấy cao răng (vôi răng): bằng máng tẩy siêu âm

   + Đánh bóng răng: giúp bề mặt răng bóng láng, sạch sẽ, hạn chế sâu răng, mãng bám, lấy sạch vết dính (đen, nâu…) trên răng.

 

16.  Tẩy trắng tại nhà?
 

Bác sĩ sẽ lấy dấu răng và làm ra máng tẩy (khay tẩy) vừa khít với răng bạn

Sau đó sẽ hướng dẫn bạn: đặt thuốc tẩy vào khay tẩy trắng và mang vào hàm răng: chỉ mang khi đi ngủ, mang vài đêm (3-5 lần)

Tất cả quá trình phải được Bác sĩ theo dõi.

 

17.  Tẩy trắng răng nhanh một giờ là gì?
 

Trước tiên bác sĩ sẽ lấy cao răng, đánh răng cho bạn (miễn phí)

Sau đó sẽ bơm một lớp thuốc che nướu lên nướu để bảo vệ nướu: tránh tác động của thuốc tẩy lên nướu.

Quét thuốc tẩy trắng lên bề mặt răng, dùng đèn plasma chiếu vào: ánh sáng đèn Plasma sẽ hoạt hóa thuốc tẩy, giúp cho quá trình tẩy trắng diễn ra nhanh chóng. Sau vài lần như vậy, lấy thuốc tẩy đi và vật liệu che nướu đi. Bạn sẽ có một hàm răng trắng sáng !

      Chi phí: khoảng 1.500.000/2 hàm

Màu răng trắng thường duy trì được nhiều năm (khoảng 7 năm). Tuy nhiên nó phụ thuộc vào mức độ sử dụng thực phẩm có màu (rượu vang đỏ, cà phê, coca, sôcôla… ), thói quen hút thuốc lá…

 

18.  Hàm giả kết hợp Mini-Implant là gì? Chi phí?
 

Trường hợp mất răng lâu ngày, xương hàm còn ít không thể đặt Implant được nên đặt Mini-Implant.

Hàm giả tháo lắp bên trên sẽ liên kết với xương hàm tốt hơn nhờ các đầu nối trên Mini-Implant

Chi phí đặt Mini-Implant là 300USD/Mini-Implant (thường hàm toàn bộ cần khoảng 4 mini-Implant)


MDI Implant

 

19.  Hàm giả tháo lắp có các loại nào?
 

Hàm giả tháo lắp có các loại:

      + Hàm giả cóng (hàm cổ điển)

      + Hàm giả mềm (Biosoft)

      + Hàm khung (tiêu chuẩn, liên kết)

      + Hàm giả kết hợp Mini-Implant

 

20.  Mão răng, cầu răng là gì?
 

Mão răng (Crown)

Khi một răng bị nứt nẻ, hoặc có miếng trám lớn, sâu răng lớn hoặc răng đổi màu, răng bị hở kẽ răng … Bác sĩ sẽ đề nghị bọc răng lại: tức là làm mão răng gắn vào răng bị hư để trả lại thẩm mỹ và chức năng cho chiếc răng ấy.

Có các loại mão răng: mão kim loại toàn bộ, mão nhựa, mão veneer nhựa, mão sứ kim loại, mão toàn sứ. Bác sĩ sẽ tư vấn ưu điểm của từng loại và giá cả. Quý khách sẽ quyết định loại mão răng nào phù hợp nhất với điều kiện (tài chính, thời gian…) của mình.

    

Cầu răng (Bridge)

Nếu bạn bị mất một hay nhiều răng. Bác sĩ sẽ đề nghị làm cầu răng. Cầu răng: là một hay nhiều răng giả nối liền với mão răng ở hai bên.

     

21.  Các phương pháp cải thiện màu răng là gì?
 

 Lấy cao răng (vôi răng) và đánh bóng răng: nên làm 6 tháng/1 lần.

Tẩy trắng răng: không hại men răng, không gây ảnh hưởng trên sức khỏe toàn thân. Được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

+ Tẩy trắng nhanh: tại phòng mạch trong một giờ với hệ thống Led, Lumacool, Plasma.

 + Tẩy trắng tại nhà: dưới sự giám sát của bác sĩ.

 

22.  Nguyên nhân gây răng sậm màu?
 

Có hai nhóm nguyên nhân chính:

1. Do vết dính bám trên bề mặt răng:

      - Vết dính hình thành do thức ăn, nước uống, thuốc lá, hay các loại thuốc ngậm, thuốc súc miệng gây ra. Chẳng hạn như trà, cà phê, nước ngọt, cari, màu thực phẩm, ăn trầu, thuốc súc miệng cholorhexidine (thường được bác sĩ nha khoa kê toa trong điều trị nha chu, hôi miệng).

      - Hút thuốc lá, xì gà, nhai thuốc lá cũng tạo nên các vết sậm màu trên răng.

      - Vết dính thường bám vào vũng trũng, rãnh trên bề mặt răng cũng có khi chúng bám lên cả bề mặt nhẵn của mặt răng và bao phủ toàn bộ răng. Chúng có nhiều màu khác nhau như vàng đậm, nâu nhạt đến nâu đậm hay thậm chí màu đen.

2. Do các chất sậm màu nằm trong cấu trúc răng:

      - Nguyên nhân gây sậm màu trước khi răng mọc:

      + Các răng đầu tiên mọc khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên sự hình thành răng bắt đầu từ tuần thứ năm trong bào thai. Kể từ thời gian này đến khi răng mọc, có thể nhiều thay đổi gây nên sự đậm màu răng.

       + Răng nhiễm Tetracycline:

      Nếu người mẹ uống thuốc Tetrecycline khi đang mang thai hoặc trẻ em uống thuốc này trước 10 tuổi có thể làm răng đổi màu.

     

Răng nhiễm Flour

      Flour có trong tự nhiên (nước giếng…). Người ta cho vào nước máy, sữa, kem đánh răng… để ngừa sâu răng. Tuy nhiên, người phụ nữ mang thai hay trẻ em hấp thụ quá  nhiều Flour từ các nguồn nói trên dễ dẫn đến răng bị trắng đục hay vết nâu.

- Nguyên nhân gây sậm màu sau khi răng mọc:

      + Răng chết tủy

      + Răng ở người lớn tuổi

      + Răng được trám bằng các chất sậm màu (Amalyam)

 

23.  Chăm sóc răng cắm ghép (Implant) như thế nào?
 
  • Chải răng kỹ và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày
  • Súc miệng bằng Listerin hay các dung dịch tương tự để giảm vi khuẩn trong miệng.
  • Hạn chế: thuốc lá
  • Kiểm soát việc nghiến răng vô thức khi ngủ (nhờ người thân)
  • Khám định kỳ: 6 tháng.

 

24.  Chìa khóa thành công của Implant là gì?
 
  • Chìa khóa thành công cho cắm ghép răng chính là kích thước và chất lượng của xương hàm.
  • Trường hợp xương hàm hạn chế về kích thước và chất lượng xương (mất răng quá lâu, nha chu viêm, chấn thương…), sóng hàm mỏng: không đủ để giữ Implant vững chắc. Do đó cần phải nong xương hoặc ghép xương.
  • Nong xương: là kỹ thuật đơn giản nhằm nong rộng sóng hàm sau đó cắm Implant bình thường.
  • Ghép xương: có thể dùng xương cằm, xương góc hàm hoặc bột xương nhân tạo. Sau đó tùy thuộc tình trạng cụ thể, có thể đặt Implant hoặc chờ một thời gian (3-6 tháng) cho ổn định xương.
  • Nên nhớ là nong xương hay ghép xương chỉ là những kỹ thuật đơn giản như nhổ răng thông thường do đó sẽ không gây đau đớn hay khó chịu gì khi thực hiện. Đó là cách tốt nhất để bạn có chiếc răng Implant hoàn hảo.

 

25.  Răng cắm ghép (Implant) sử dụng được bao lâu?
 
  • Tỉ lệ thành công của Implant là trên 95%
  • Răng trên Implant được sử dụng lâu dài như răng thật
  • Trường hợp Implant đầu tiên trên thế giới (1965) đến nay vẫn ăn nhai tốt (hơn 40 năm).

 

26.  Implant (cắm ghép răng) là gì?
 

Implant là một trụ nhỏ bằng Titanium được đặt vào xương hàm: đóng vai trò như một chân răng, trên Implant là một mão răng sứ có màu sắc, kích thước như răng thật, hoàn toàn phù hợp sinh lý tự nhiên, không gây hại đến cơ thể bạn.

 

27.  Tiêu chuẩn một hàm răng đẹp là gì?
 
  • Có đầy đủ răng (không tính răng khôn)
  • Các răng phải sắp xếp đều đặn
  • Răng không xoay, nghiêng
  • Răng trên phủ ngoài răng dưới với tỷ lệ thích hợp
  • Răng trên và răng dưới ăn khớp toàn bộ với nhau tạo chức năng ăn nhai thật tốt.

 

28.  Nguyên nhân và hậu quả của răng lệch lạc, chen chúc…?
  Nguyên nhân:
  • Bất hài hòa giữa kích thước răng và hàm (di truyền)
  • Nhổ răng sữa quá sớm hay quá trễ
  • Thói quen xấu: mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng.
  • Chấn thương làm răng di chuyển
  • Rối loạn trong sự pháp triển của răng: thiếu răng, dư răng, mọc sai vị trí
  • Mất răng lâu ngày
Hậu quả:
  • Ảnh hưởng: thẩm mỹ, tâm lý làm thiếu tự tin khi giao tiếp
  • Khó vệ sinh răng miệng dẫn đến tăng sâu răng, nha chu
  • Ảnh hưởng hiệu quả nhai
  • Rối loạn khớp răng dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm
  • Ảnh hưởng việc pháp âm.

 

29.  Các phương pháp chỉnh hình thông thường là gì?
 

Loại tháo lắp: có thể lắp vào, tháo ra hằng ngày:

  • Trainer:…….
  • Khí cụ tháo lắp:…….

Loại cố định: được gắn chặt vào răng lúc ban đầu điều trị và chỉ tháo ra khi chấm dứt điều trị.

  • Mắc cài kim loại
  • Mắc cài sứ
  • Hình chụp nghiêng

 

30.  Chi phí điều trị chỉnh hình răng, thời gian điều trị chỉnh hình răng, chỉnh hình răng có đau không? Chăm sóc răng trong thời gian chỉnh răng ra sao?
 

Chí phí điều trị: tùy thuộc loại hình khí cụ
    Ví dụ:

Tiền chỉnh nha (trainer) 1.000.000
Cung môi (khí cụ tháo lắp) 1.500.000
Mắc cài kim loại (khí cụ cố định) 14.000.000
Khí cụ Invisual Aligner  20.000.000
Thời gian điều trị :
  • Thông thường từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc loại hình điều trị và đáp ứng của cơ thể.
  • Chỉnh hình răng mặt cần được theo dõi liên tục bởi bác sĩ cho đến khi hoàn tất.


Chỉnh hình răng mặt: thường chỉ ê ẩm chứ không đau nhiều như bạn nghĩ hoặc là không đau.

Trong khi điều trị: các răng phải được vệ sinh thật sạch sẽ để tránh sâu răng và viêm nướu.

 

31.  Khi nào cho trẻ chỉnh răng?

 
Chỉnh hình răng mặt thuận lợi nhất là độ tuổi 6,7 tuổi đến 15 tuổi : vì cơ thể đang phát triển, dễ uốn nắn, lại ít vướng bận việc làm, việc học… Tuy nhiên trên thực tế: không hạn chế về tuổi chỉnh hình răng mặt.

 


Chi phí tham khảo

Khám và tư vấn: MIỄN PHÍ

1. LÀM SẠCH RĂNG (Tooth Cleaning)

Cạo vôi răng 100.000 – 200.000 
Đánh bóng răng (làm sạch vết dính) 50.000 – 100.000
Cạo vôi răng + Đánh bóng răng 150.000 - 300.000

2. TẨY TRẮNG RĂNG (Tooth Whitening)

Tại nhà  1.500.000 – 2.000.000 (Mang máng tẩy)
Tại phòng mạch 1.800.000 – 2.500.000 (Bằng đèn LED, PLASMA)
Miễn phí: Cạo vôi, đánh bóng răng trước khi tẩy trắng.

3. TRÁM RĂNG THẨM MỸ: (Cosmetic Restoration)

Trám răng sâu 200.000 – 250.000 - 300.000
Đắp mặt răng 300.000 – 350.000 - 400.000
Trám kín kẽ hở răng 400.000 – 500.000 - 600.000
Cẩn hạt trang điểm trên răng (Diamond)  
              Công gắn 250.000 – 300.000
  Cả hạt và công gắn 800.000
Giảm giá: 10%  Khi trám từ 10 răng trở lên.

4. PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH (Crown, Bridges)

Mão kim loại 700.000
Răng sứ cố định: Mão răng, Cầu răng.  (Porcelain Crown, Bridges)
  Răng sứ hợp kim tiêu chuẩn 1.500.000
  Răng sứ hợp kim bán quý (Titanium) 2.000.000- 2.500.000
  Răng sứ hợp kim quý (Vàng) 6.500.000
  Răng sứ cercon/alumina/e.max 4.000.000 - 4.500.000 (Toàn sứ không kim loại) 
Ưu đãi   Nếu quý khách làm từ 10 răng trở lên sẽ được:
  • Giảm 10% chi phí điều trị.
  • Miễn phí làm răng tạm (Răng cửa).
  • Miễn phí cạo vôi, đánh bóng răng

5. PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP (Dentures)

Hàm giả tháo lắp
  Răng composite 250.000 - 500.000 
              Răng sứ 800.000 - 1.000.000
Khung bộ tiêu chuẩn  2.500.000 - 3.000.000 - 5.000.000
Hàm mềm(Biosoft) 1.500.000 - 2.500.000 - 5.000.000

6. RĂNG TRẺ EM (Child ’ s Teeth)

Nhổ răng 50.000 - 100.000
Trám răng 100.000 - 150.000
Trám bít hố rãnh 150.000 - 200.000
Làm sạch răng
            Cạo vôi 100.000 - 200.000
  Lấy vết dính 50.000 - 100.000

7. NHỔ RĂNG (Extraction, Minor Surgery)

Nhổ răng đơn giản 150.000 - 200.000
Tiểu phẩu răng khôn 300.000 - 800.000
Tiểu phẩu răng ngầm 400.000 - 900.000

8. ĐIỀU TRỊ ỐNG TỦY – NỘI NHA (Root Canal Treatment – Endodontics)

Răng cửa (răng: 1, 2, 3)  400.000 - 500.000 
Răng tiền cối: (răng: 4, 5)  500.000 - 600.000
Răng cối: (răng 6, 7, 8) 500.000 - 700.000
Lấy tủy + Trám 800.000 - 900.000

9. CHỈNH HÌNH RĂNG: (Orthodontic)

Khí cụ tiền chỉnh nha    (trainer) 2.000.000
Khí cụ tháo lắp    (cung môi) 3.000.000 - 5.000.000
Mắc cài hợp kim (SWLF) 20.000.000 - 30.000.000
Mắc cài sứ thẩm mỹ 30.000.000 - 35.000.000
Khí cụ  Invisual Aligner 50.000.000 - 80.000.000

10. CẮM GHÉP RĂNG    (Dental Implants)

Cắm ghép Implant (hệ thống Bio-care) 900 USD(mỗi trụ)  - 1.000 USD
Cắm ghép Implant (hệ thống MIS) 750 USD(mỗi trụ) - 900 USD
Mão trên Implant 400 - 600 USD
Ghép xương 300 - 500 USD

11. ĐAU  KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM (Temporo Mandibular Disorder)

Mài chỉnh khớp đơn giản 150.000 - 200.000
Mài chỉnh khớp phức tạp 300.000 - 400.000
Máng nhai    2.000.000 (Cho bệnh nhân nghiến răng, siết chặt hàm)
Máng chống ngáy 2.000.000

Ghi chú: